Theo khảo sát của Viện Nghiên Cứu Năng Lượng Điện (EPRI), những sự cố xảy ra trong động cơ liên quan đến các vấn đề cơ khí chiếm khoảng 41%. Phần còn lại liên quan đến điện như stator (37%), rotor (10%), khe hở, v.v..
Hiện nay ở Việt Nam, để nâng cao độ tin cậy cho các động cơ trong quy trình sản xuất đồng thời giảm thiểu các thiệt hại to lớn về kinh tế do các hư hỏng bất ngờ của động cơ gây ra nên nhiều công ty đã áp dụng chương trì bảo trì chẩn đoán, ngăn ngừa trong hoạt động bảo trì của mình. Mặc dù đã có nhiều công ty lựa chọn công nghệ đánh giá và phân tích rung động để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng cho động cơ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại các sự cố xảy ra đối với động cơ liên quan đến thành phần điện. Một thách thức lớn đối với ban giám đốc và bộ phận bảo trì phải đối mặt là làm sao kiểm soát toàn diện các nguyên nhân gây ra hư hỏng cho động cơ điện trong quá trình sản xuất.
Nhằm giúp khách hàng có nhiều lựa chọn, bên cạnh việc cung cấp một giải pháp toàn diện (CCAM) để đánh giá tổng thể tình trạng của động cơ, chúng tôi còn cung cấp riêng lẻ các dịch vụ chẩn đoán ngăn ngừa hư hỏng phần điện của động cơ bằng công nghệ MCE và CSA.