Phân Tích Rung Động CAT I - II - III

Các chương trình đào tạo phân tích rung động của Mobius sử dụng phần mềm mô phỏng 3D để học viên nắm lý thuyết dễ dàng hơn, thấy được tại sao xảy ra hư hỏng, rung động sẽ thay đổi như thế nào khi tình trạng thiết bị tồi tệ hơn. Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng có phần mềm cung cấp dữ liệu rung động các trường hợp thực tế giúp học viên trau dồi thêm kỹ năng chẩn đoán. Các khóa học sẽ có sự kết hợp giữa các khái niệm lý thuyết quan trọng và kỹ thuật thực tế; đảm bảo cho các học viên có thể tự tin áp dụng kiến thức vào công việc thực tiễn của mình.
Đăng ký chương trình đào tạo, học viên cũng sẽ được cấp quyền truy cập không giới hạn của Mobius vào xem toàn bộ các bài giảng được trình bày bởi người sáng lập – Jason Tranter. Điều này giúp học viên tiếp xúc và nắm được vấn đề trước khi đến lớp. Sau khóa học, học viên vẫn có thể truy cập trong 6 tháng để xem các chủ đề quan tâm.
Chứng chỉ của Học viện Mobius được chính thức công nhận ISO/IEC 17024 và ISO 18436-1. Nếu học viên đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm ISO 18436, hoàn thành khoá học được công nhận ISO 18436 (như các khoá học của Học viện Mobius) và vượt qua bài kiểm tra sẽ cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn ISO 18436-1 và ISO 18436-2. 

I. Chương trình đào tạo: Phân tích rung động CAT I

Khoá phân tích rung động CAT I là khởi đầu lý tưởng cho những người mới phân tích rung động, những người thu thập dữ liệu và muốn hiểu rõ hơn về phân tích rung động cũng như giám sát tình trạng thiết bị.

Kết thúc khoá học, học viên sẽ có kiến thức vững chắc về:
• Những lợi ích của giám sát tình trạng thiết bị và nâng cao độ tin cậy.
• Những công nghệ trong giám sát tình trạng: phân tích nhiệt hồng ngoại, phân tích dầu, kiểm tra động cơ,..
• Đánh giá tình trạng thiết bị qua kết quả đo rung động.
• Cách thu thập để có dữ liệu tốt và tính lặp lại.
• Ý nghĩa của: Fmax, độ phân giải, trung bình và các thông số cài đặt khác.
• Phân tích phổ rung động và chẩn đoán một số lỗi cơ bản: mất cân bằng, mất độ đồng tâm, lỏng cơ khí, hư hỏng vòng bi, cộng hưởng, ….
• Khái quát về cài đặt ngưỡng cảnh báo.

 

II. Chương trình đào tạo: Phân tích rung động CAT II

Khoá phân tích rung động CAT II dành cho những học viên nắm vững kiến thức cơ bản, có khả năng thu thập tốt dữ liệu (biết thiết lập các thông số đo), phân tích các tình trạng hư hỏng và hiểu biết về cân bằng động, cân chỉnh đồng tâm trục.
Kết thúc khoá học, học viên sẽ có kiến thức vững chắc về:
• Nâng cao chỉ số OEE ( chỉ số hiệu quả của thiết bị) với chương trình bảo trì dựa trên độ tin cậy.
• Bổ sung kiến thức về công nghệ giám sát tình trạng: phân tích nhiệt hồng ngoại, phân tích dầu, kiểm tra động cơ,..
• Hiểu rõ về nguyên lý hoạt động thiết bị trong mục “kiến thức thiết bị”
• Lựa chọn đúng vị trí đo để có dữ liệu chính xác và có tính lặp lại.
• Ý nghĩa của các thông số cài đặt (Fmax, độ phân giải, …) và tối ưu việc thiết lập thông số cài đặt này đối với dạng thiết bị khác nhau.
• Cách phân tích phổ rung động, miền thời gian, phổ bao hình và pha.
• Chẩn đoán dạng lỗi: mất cần bằng, mất độ đồng tâm, cong trục, lỏng cơ khí, hư hỏng vòng bị, bạc trượt, hộp giảm tốc, cộng hưởng,…
• Thiết lập ngưỡng cảnh báo.
• Nguyên lý cân bằng động, cân chỉnh đồng tâm trục và khắc phục tình trạng cộng hưởng.

 

III. Chương trình đào tạo: Phân tích rung động CAT III

Khoá phân tích rung động CAT III dành cho những học viên đã tự tin trong việc phân tích và muốn tìm hiểu thêm về xử lý tín liệu, miền thời gian, phân tích pha và sửa chữa hư hỏng. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng phân tích rung động cũng như điều hành thành công một nhóm theo dõi tình trạng thiết bị thì bạn đã sẵn sàng cho khoá học này.
Kết thúc khoá học, học viên sẽ có kiến thức vững chắc về:
• Nâng cao chỉ số OEE (chỉ số hiệu quả của thiết bị) với chương trình bảo trì dựa trên độ tin cậy.
• Bổ sung kiến thức các công nghệ giám sát tình trạng
• Lựa chọn đúng vị trí đo để có dữ liệu chính xác và có tính lặp lại.
• Ý nghĩa của các thông số cài đặt (Fmax, độ phân giải, trung bình, thiết bị đo 1 kênh - 2 kênh…) và tối ưu việc thiết lập thông số cài đặt này cho các dạng thiết bị khác nhau.
• Phân tích phổ rung động, miền thời gian, phổ bao hình và pha.
• Chẩn đoán các dạng lỗi hư hỏng của thiết bị.
• Biết được ảnh hưởng của khối lượng, độ cứng và khả năng tắt dần tới tần số riêng của hệ.
• Sử dụng pha, bump test, impact test, trung bình động âm, trung bình đỉnh, ODS và modal analysis nhằm xác định tần số riêng và mô phỏng hoạt động của kết cấu hệ.
• Phương pháp cân bằng động, cân chỉnh đồng tâm trục và khắc phục tình trạng cộng hưởng.